Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2016

NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHÚNG TA CHUNG QUANH VẤN ĐỀ ĐẶT TÊN RỪNG

Hoẵng Láu.


LTS – Nội San Trưởng rút tỉa từ câu chuyện Tên Rừng của Rùa Vô Tư đăng trong Liên Lạc số 11, tháng 6. 1994, Canada, để giúp các độc giả có một cái nhìn rõ hơn về vấn đề Đặt Tên Rừng (ĐTR) trong phong trào HĐVN. Ban Biên Tập không muốn các Trưởng cho rằng đây là một mưu toan đưa ra thêm một nghi thức mà ngay từ đầu BP cũng không muốn có. Chúng ta coi việc ĐTR xem như một trò chơi, một trò chơi của người lớn, tức trên Ngành Tráng và các Trưởng HĐ. Chúng ta vốn tôn trọng việc ĐTR vì nó đã mang lại cho những ai có Tên Rừng nhiều kỷ niệm thân, vui của thời sinh hoạt HĐ, nó giúp nhắc nhở bản tính cũng như thầm ước của riêng ta, khi nó được kèm với một châm ngôn có tác dụng tu thân; ngoài ra nó còn thỏa mãn cái tính ưa hợp quần “bè nhóm” (gang spirit) của một tập thể tuổi trẻ nữa.

NST •

I. Nguồn gốc


Khi sinh thời BP khảo sát các địa phuương có những sắc dân thiểu sổ như dân Da Đỏ ỏ Mỹ Quốc (có 4 sắc dân chính là: Sioux, Dakota, Cheyennes và Apaches). Các dân này có tộp tục là: khi một thanh niên nào mà chưa đuọc bộ lạc đặt tên Rùng cho, thì người ấy kể như vẫn bị mọi người, nhất là các thiếu nữ coi thường. Các thiếu nữ không ưa lấy một thanh niên chưa có tên Rừng làm chồng.

Tên Rừng được đặt theo các loại cầm thú mình ưa thích vì con vật đuọc chọn phù hợp với sở thích, với tính tình hay với hình dáng. Ví dụ: Trâu Đen, Ó Xám, Gấu Hiền v.v...

Muốn được đặt tên Rừng, người thanh niên trong bộ lạc phải tỏ ra mình là người đã chính chắn, có gan dạ, tháo vát và có thể sống tự lập. Khi các chức sắc nhận thấy một thanh niên đã hội đủ những dấu hiệu để đuọc đặt tên Rừng, họ liền tổ chúc Hội ĐTR cho đương sự trong một đêm họp làng quanh đống lửa.

Dĩ nhiên muốn có tên Rừng, thanh niên phải qua một cuộc thử thách cam go, rùng rợn, chẳng hạn như đối với sắc tộc Sioux, các chức sắc trói anh vào một tấm ván đem dựng tại một nới cách xa chừng 15 bước rồi các bậc đàn anh có nhiệm vụ thi hành cuộc thử thách lần lượt phóng những cây búa (rìu) vào xung quanh người thí sinh, trước sự chứng kiến của bộ lạc. Thí sinh không được cựa quậy, không được tỏ vẻ sợ hãi, nao núng và nhất là không được bỏ chạy.

Đối với sắc dân Cheyennes thì thí sinh, sau khi đạt các tiêu chuẩn, thử thách về gan dạ, mới được phép đích thân đi Iấy một chiếc lông chim đại bàng mà các chức sắc trong bộ lạc đã cất dấu sẵn tại một nơi được chỉ định, mang về trình cho viên Tù trưởng để ông này trịnh trọng gài lên đầu mình. Sụ thử thách ấy có thể như sau: Trên con đường đã được đốt cháy có phủ đầy than hồng, sau khi xem xét đọan đường đó đủ nóng, nguòi ta hốt hết than hồng đi rồi ra lệnh cho thanh niên cứ theo con đường ấy mà đi tới chổ để lông chim. Con đường nóng bỏng này dài chừng 30 thước dẫn tới chổ để lông chim đại bàng, lấy mang về trình Tù Trưởng để gài lên đầu mình, giữa những tiếng hoan hô reo hò của toàn bộ lạc.

II. Đặt tên rừng trong phong trào Hướng Đạo


Nhận thấy có cái hay và hứng thú của các sắc dân Da Đỏ trong nghi thức ĐTR, BP cũng muốn đem áp dụng trong HĐ xem như một trò chơi lý thú, có tính cách giáo dục, khuyến đức và lưu niệm vì, một tráng sinh hay trưởng khi chọn nhầm, tên Rừng có khả năng nhắc nhở và giúp ích rất nhiều trong việc rèn luyện, cổ võ tính khí người Hướng Đạo.

Theo Pélican Nolr một Trưởng gốc Bỉ, mô tả trong cuốn: “Nghề Đội Trưởng” việc lựa chọn một con vật để đặt tên nên căn cú theo tính tình, điệu bộ, dáng vóc cho phù hợp tính tình hiện hữu hay muốn có nơi thí sinh. Ví dụ: Hươu Đỉnh Cao, con hươu do đức tính hiền lành, “đỉnh cao” vì cái lý tưởng không muổn sống thấp hèn, nhất là về mặt tu đức. Một ví dụ nữa là: Thỏ Vui Cười, thỏ biểu hiện cho sự nhanh nhẹn, vui cười nói lên tâm hồn lạc quan, quảng đại, chí hy sinh, sụ tận tâm, cười trong khó khăn, cười để khuyến khích, hấp dẫn người, hay gây tin tưởng, khi cần.

III. Tên rừng trong HĐVN


Ngay từ những ngày đầu của phong trào, do trước đây nước ta đặt dưới sự cai trị của người Pháp, hồi đó các nghi thức, tập tục của chúng ta cũng đều căn cứ nơi HĐ Pháp và lẽ dĩ nhiên cũng có cả việc ĐTR nữa, chủ yếu là cho các HĐS lớn, tức Tráng Sinh hay Trưởng.

Vốn là dân tộc thấm nhuần đạo lý, tuy việc ĐTR được hiểu là một trò chơi, không có tính cách bắt buộc, song các bộc đàn anh của chúng ta muốn chơi cho đúng đắn, đến nơi, nên việc tổ chức luôn luôn có lớp lang và có ý nghĩa theo một thể thức, tuy bất thành văn, song được xem như là một việc làm chu đáo, nhờ vậy tên rừng luôn để lại nơi người nhận những kỷ niệm vui vui, khó quên.

Từ một tập tục luôn dành cho Ngành Tráng, việc ĐTR dần dà lây lan sang thành phần Trưởng, trước là nam rồi sau đến nữ.

Tuy không có chỉ thị song do ý thức, chúng ta không Đặt Tên Rừng duói hai ngành Ấu, Thiếu, có thể là vì các lý do sau đây:

A. Ỏ ngành Ấu


1) Trong ngành Ấu, các em thường xuyên sinh hoạt trong khung cảnh Rừng, sống và noi gương các nhân vật Rừng, thiết tưởng cũng đã đủ để chiếm lãnh và thỏa mãn óc tưởng tượng của tuổi ấu sinh khi sinh hoạt trong bầy.

2) Về mặt tâm lý, các ern hãy còn nhỏ chua thể hiện rõ rệt được cái “tôi”, chưa ổn định được cá tính, vui buồn, ưa ghét lẫn lộn do đó chưa thể đặt theo một phương châm nào thật chính xác. có tính cách lâu dài và thích hợp được.

B. Ở ngành Thiếu:


Chúng ta cũng không ĐTR cho các em vì những lý do sau:

1) Về mặt sinh hoạt, khi gia nhập thiếu đoàn, được sắp xếp vào đội thường lấy tên theo loài vật. Em thiếu sinh đương nhiên là thành phần của một tiểu gia đình HĐ, mang cùng tên với các anh em khác trong đội, cùng chia sẻ mọi vui buồn, thất bại hay thành công của đội, cùng xây dựng tình huynh đệ với đồng đội, nên các em cùng mang tên của một con vật, chỉ khác là con số thứ tự trong đội mà thôi.

Ví dụ: trong đội Hùng Kê, đội trưởng dĩ nhiên là HK1, đội phó HK2 cho xuống mãi tới con số chót so với số lượng đội sinh trong đội. Nhóm bí số này cũng là tên Riêng cùa từng đội sinh, được dùng trong việc thông tin nội bộ, trong các trò chơi lớn v.v...

2) Về một tâm lý, các thiếu sinh vốn chưa thể hiện được cá tính một cách rõ rệt về hình dạng cũng như tính tình, lý tưởng đời sống, nên việc sớm ĐTR nhiều khi không mô tả đúng thể chất cũng như ước mơ của đương sự.

Như vậy Đặt Tên Rừng đương nhiên là một trò chơi dành cho người lớn chủ yếu cho các tráng sinh sắp hay đã trưởng thành, có những cá tính, ước vọng cụ thể, những thiên tư hay tài năng rõ rệt. Trước đây các bậc đàn anh của chúng ta rất bén nhậy trong nhận xét, hay lưu ý về bản chất tự nhiên của các đàn em nên đã đặt cho những châm ngôn rất thích hợp. Nếu giở sổ Bộ Dân Rừng ra mà xem, chúng ta không thể không ngạc nhiên khi thấy các tên Rừng của một số đàn anh đàn chị rất ư là đúng và gợi cảm làm sao!

Một khi đã là trò chơi của người lớn, chúng ta nên chơi cho đến nơi, không để ai chê trách, tuy luật chơi là “bất thành văn” song lương tri đòi chúng ta phải chơi cho hợp lý, không tác hại đến “thể chất”, không “sàm sở” khiến cho người được đặt tên không hài lòng về cái tên đã đặt để sau này ngại xưng ra mỗi khi xướng danh Dân Rừng.

Những loại tên Rừng như: Nai Búa Xua, Hổ Cà Chớn, Vẹt Tía Lia, tuy có gây sửng sốt cho người nghe nhưng rõ rệt là không có đất đứng nơi tâm trí của bất cứ tráng sinh nào, dù cho tráng sinh đó có dễ tính hay “bạt mạng” đến mấy khi mang cho đời mình một tên rừng như thế.

Nhu vậy, để không nhằm lẫn trong việc ĐTR, chúng ta nên theo một tập quán đa chứng tỏ là “ngon lành” và gây được “ảnh hưởng sâu đậm” nơi người được đặt tên.

Dưới đây là kinh nghiệm phổ biến liên quan đến việc ĐTR. Trước hết là về một tổ chức:

Chúng ta tổ chức ĐTR vào một buổi tối lữa trại, trong các dịp kỷ niệm lớn của Hướng Đạo,trong các trại họp bạn ngành tráng, trong các trại huấn luyện, các cuộc trại Châu, Đạo, là những dịp khó quên, ngay cả đến ngày tháng năm nữa. Nghi lễ được tổ chức một cách âm thầm lặng lẽ, kín đáo và bất ngờ đối với người ngoài cuộc và bí mật đối với người xin được đặt tên Rừng. “Lý thú” phải là cái “đanh” của biến cố xảy ra trong dân Rùng, vậy đó!

Hội Đồng Rừng


Khi có “thỉnh sinh” ngỏ ý muốn có Tên Rừng, các nhân vật kỳ cựu của Rừng xanh, tức đã có tên Rừng, kín đáo thăm nhau dò nhau để lựa chọn Chúa Rừng làm chủ tọa “Lễ Nghi ĐTR”. Chúa Rừng lựa chọn ban tham mưu để tham khảo, tìm ra những chi tiết thích hợp với thỉnh sinh. Chỉ có nhân vật Rừng Xanh, nghĩa là nhũng ai đã có tên Rừng mới được tổ chức Nghi thức ĐTR, điều này chúng ta nên coi là “dứt khoát” không nên “ngang ngược” gây cho trò chơi của chúng ta bị suy giảm, mất ý nghĩa.

Nghi thức ĐTR


Chúng ta nên theo tiến trình sau đây:

Đại Hội Dân Rừng - Điểm danh dân rừng - Tuyên bố mở rừng – Đặt tên rừng – Những lời căn dặn của Chúa rừng - Tuyên bố đóng rừng.

a) Đại hội dân rừng: tất cả dân rừng hợp pháp đều được mời và có quyền tham dự biến cố này. Các nhân vật Rừng xanh đuọc bí mật loan tin về ngày giờ và nơi mở đại hội để đến tham dụ lễ nghi ĐTR.

b) Điểm danh dân rừng: Đây là việc làm có tính cách thường xuyên để cho toàn Rừng nhận biết nhau, để kiểm tra phát hiện những con vật không thuộc thành phần Dân Rừng.

c) Chúa Rừng tuyên bố mở rừng: Tùy theo tập tục của từng bộ lạc và tài năng của Chúa Rừng hay ban tham mưu.

d) Nghi thức ĐTR: Bao gồm việc thử thách đối với thỉnh sinh. Cóc lý hình là những người ít ra có kinh nghiệm trong việc thử thách tính gan dạ của đương sự. Chúa Rừng là nhân vật hoàn toàn chịu trách nhiệm về công việc này nên phải ra chỉ thị về những sự dè dặt cần có trong lối hành sử.

đ) Khẩu lệnh và chỉ thị của Chúa Rừng về:

- Đại hội dân rừng

- Về những điều mà một người mang tên rừng cần làm và không nên làm, nhất là việc giữ kín cuộc thử thách đương sự vừa trải qua.

e) Tuyên bố đóng cửa rừng.

Tuy nhiên có một số hành động sau đây có liên hệ đến việc ĐTR cần phải tránh:

1) Tuyệt đối không chọn đặt tên những con vật mà xã hội bản địa đã có thành kiến xấu hay cho là không tưởng. Ví dụ: Bạch hầu (khỉ trắng) nghiêm nghị, Nai Đồng Quê, Cọp Hiền Từ, Rùa Nhanh Nhẹn v.v... nhất là Dê đặt cho phái nam hay Ngựa đặt cho phái nữ vì các danh xưng này hàm súc ý xấu.

2) Tuyệt đối không được bạo hành. Đã có không ít trường hợp các “võ thủ” xuống tay thiệt tình hay thô bạo: lấy bao tải bỏ “thỉnh sinh” vào, buộc dây thẩy bao tải xuống ao, sông, lấy than hồng dí vào da, bắt ngậm gián, mối, thậm chí gần đây ở bên Mỹ này đã có trường hợp bạo tay khiến thỉnh sinh bị gãy xương vai gây ra nhiều ưu phiền.

3) Tuyệt đối không ĐTR tập thể nghĩa là tổ chức cuộc thủ thách cho 2 người một lúc. Không nên tiết lộ bất cú chi tiết nào về cuộc thử thách cũng như châm ngôn và tên con vật Hội Đồng Rùng định đặt cho đương sự, cũng như cấm không để cho ai ngoài Dân Rừng được chứng kiến nghi thúc ĐTR. Đã có trường hợp tân tráng sinh nhát gan, sau khi trông thấy các “lý hình” chuẩn bị dụng cụ cho cuộc thử thách xin rút tên, không muốn được ĐTR nữa.

c. Sự chuẩn bị về phía “thỉnh sinh”


- Tráng sinh hay Trưởng phải tự nguyện xin ĐTR. Không có sự ép buộc hay mời mọc nào cả. Thỉnh sinh phải đích thân nộp trước một bản danh sách tên con vật mình muốn lựa chọn, cũng như phương châm liên hệ dể Hội Đồng Rừng tùy nghi cứu xét;

- Thỉnh sinh phải bày tỏ sẵn sàng chịu sự thử thách;

- Nhân vật Rừng mới phải cam kết giữ bí mật mọi sự thủ thách mình trãi qua. Mục đích là để bảo vệ tính cách huyền bí của nghi thức ĐTR.

Kết Luận


Như Rùa Vô Tư đã trình bày: việc ĐTR cho nhau có tác dụng giáo dục, có tính chất khuyến thiện hay mô tả trạng thái, mang lại một kỷ niệm khó quên trong đời sống HĐ. Vậy các Trưởng chúng ta nên cẩn trọng, dù cho đây chỉ là một trò chơi

Để kết thúc bài tham luận này, Hoãng tôi xin thuật lại một mẩu chuyện của Bò Lém gửi qua có liên quan đến ĐTR. Sụ việc này đã xẩy ra gần đây thôi (vào hạ bán niên 1993 tại VN).

“... Vào dịp nọ, nhân Ngày Sinh của Trưởng Vịt Bể, một số cựu Trưởng nam nữ kéo nhau đến chúc mừng Trưởng Vịt Bể. Sau màn giới thiệu tên, chức vụ HĐ cũ cùng tên Rừng, như thường lệ các anh chị em lại tiếp tục chuyện trò, huyên thuyên. Bổng Vịt Bể vỗ tay nhìn vào mọi người với nụ cười hóm hỉnh nói: Tôi có một câu hỏi này muốn đố các anh các chị: Ai biết BP mang tên Rừng gì nào? Bầu không khí trong phòng đang “rân rân” bỗng nhiên im “phăng phắc”, mọi người đều ngẫn ngơ vì câu đố quá bất ngờ. Các cặp mắt nhìn nhau tán loạn như thầm nhủ: đàng ấy có biết không? Trưởng Vịt Bể nhìn khắp mọi người và ngừng lại chỗ Bò Lém ngồi. Thấy Bò Lém bí khẽ lắc đầu xin chịu, mọi người đều ngạc nhiên vì nghĩ một sư tổ Hướng Đạo như Bò Lém ta mà còn chịu thì ai biết cho đây! Vịt Bể ranh mãnh cười ròn rã nói: BP làm quái gì có tên Rừng!

Hoẵng Láu, 1994

Gấu Tận Tụy sưu tầm
Thái Thuần đánh máy








Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

2 nhận xét:

  1. Cảm ơn Bạn Gấu Tận Tụy và Nai Khó Chịu đã cho đọc bài của Hoẵng Lém.

    Thiển ý riêng của BáoĐaĐa tôi: Về tổng thể bài viết của Hoẵng Láu, 1994 khá chi tiết và không sai nhiều.
    Tôi xin nói về những cái sai của bài; nhầm tránh ngộ nhận cho mai sau của HĐVN:

    - Xác tín đây là trò chơi.
    - Mà trò chơi thì không thể là Nghi Thức (copy nguyên văn trong bài trên - Nghi thức ĐTR)
    - Tôi đề nghị Tác Giả chấp thuận cho sửa lại thành; - Tiến trình ĐTR hoặc: Cách tổ chức ĐTR yếu lược (khung).
    - Là trò chơi nhưng không có văn bản, mà chỉ chơi theo - trước làm sao, sau làm theo. Cho nên việc "Thỉnh Sinh" làm đơn thì... có chỉnh và chuẩn không? Cần nên bàn thêm.

    Theo tôi thì Hội Đồng Rừng cần:
    a/ Xác tín ý muốn nhập rừng của bạn muốn nhập cuộc - qua một Dân Rừng, có thể gọi là Dân Rừng giới thiệu cho bạn cùng đơn vị (mà bài viết dùng từ "Thỉnh Sinh").

    b/ Không có người giới thiệu, thì chính Chúa Rừng đã được bầu hay chọn, phải có tầm nhìn rộng khắp Rừng (Trại) và cho mời bạn Tráng hay Trưởng (chưa Nhập Rừng) vào cuộc chơi, và vào phút cuối (sau khi được Dân Rừng thuận và bắt đi).

    - Đây là một bài tham luận, cho nên nói cho trọn luôn! - Cọp Hiền Từ là có thật (ngoài thiên nhiên, được Nhà Chùa nuôi và ăn chay không ăn thịt). Nếu ĐTR cho Vị Tu Sĩ là Cố Vấn Giáo Hạnh của Hướng Đạo... sao lại không nên?

    - Mời Dân Rừng cùng góp ý.

    RS.Trần Đức Huấn Báo Đảm Đang (BáoĐaĐa)

    Trả lờiXóa
  2. Xem lại STSTR, mới hay: Hoẵng Láu là một Cố Ủy Viên Ngành Thiếu của Hội HĐVN.
    Anh đã Lìa Rừng (2014).
    Lời lẽ của hậu sinh có liến thoáng. Kính mong Huynh Trưởng... cười xòa cho...
    Nay Kính.

    Trả lờiXóa

Loading