Nguyễn Xuân Hoàng Quân_Trần Ngọc Sơn
Phong trào Hướng Đạo tại nhiều
quốc gia có lệ đặt tên một con vật cho người, thường thường tin con vật được gắn
liền với một đức linh. Hình ảnh của con vật đôi khi dùng để diễn tả bộ dạng hay
tính khí của người được đặt tên. Tuy nhiên, chưa có một quy luật chặt chẽ nào
soạn ra trong việc đặt tên Rừng: Ý nghĩa tên Rừng của một người đôi khi chi có
Hội đồng Rừng và chính người đó biết.
Thí dụ: Ngựa Hăng Say có thể
là tên một Trưởng có khuôn mặt dài (ngựa), tính tình nhiệt thành (hăng say). Lừa
Thẳng Thắn có thể là một Tráng sinh tính tình hơi ngang bướng (lừa), không quen
dối trá (thẳng thắn). Thiên Nga Mơ Mộng có thể là tên một Trưởng có nước da trắng
(thiên nga) và có tâm hồn nghệ sĩ (mơ mộng).
Hiện nay phong trào Hướng Đạo
tại một số nước đã bỏ lệ đặt tên Rừng, lấy cớ con người vốn cao quý. không nên
hạ thấp xuống thành loài vật. Một số Trưởng không đồng ý cho rằng đặt tên Rừng
chỉ là việc mượn một biếu tượng đẹp của con vật đặt cho con người chứ không phải
việc đồng hóa giữa vật và người.
Việc đặt tên Rừng do một Hội
đồng Rừng thực hiện. Thành viên của Hội đồng Rừng do những người đã có tên Rừng.
Hội đồng Rừng bầu một Chúa Sơn Lâm. Việc chọn lựa dựa trên kinh nghtệm, khả
năng hoặc tuổi tác. Chi tiết trong nghi lễ đặt tên Rừng là một bí mật không ai
được tiết lộ.
Sau đây là một số điểm chính
yếu trong việc đặt tên Rừng:
- Đặt tên Rừng phải là một trò chơi giáo dục với nhiều ý nghĩa vươn cao.
- Đặt tên Rừng nên là dịp cống hiến cho con thú mới nhập Rừng một kỷ niệrn đáng nhớ hơn là chỉ tạo thú vui nhất thời cho Hội Đồng Rừng.
- Đặt tên Rừng cần dựa trên sự tự nguyện. Kẻ muốn nhập Rừng phải xin chứ không bị bó buộc. Người muốn được tên Rừng không hẳn được toại nguyện trong lần đầu họ xin. Có thể trong lần trại nào đó, người yêu cầu mới đưọc chấp thuận một cách bất ngờ. Tên rừng có thể xin tại các trại của Tráng Đoàn. Liên Đoàn, Đạo, trại Huấn luyện.
- Đặt tên Rừng cần được dựa trên sự bình đẳng. Những chuyện như Chúa Sơn Lâm phải là con thú bốn chân, đàn bà không thể là Chúa Sơn Lâm... là những thủ tục cần loại trừ.
- Đặt tên Rừng cần chú trọng sự an tọàn của con thú mới, không những về thể chất mà còn vì tâm ìý, xúc cảm. Những trò tàn bạo, nguy hiểm, không trọng nhân phẩm không nên xảỵ ra trọng nghi lễ đặt tên Rừng.
- Đặt tên Rừng là dịp để giúp một người nhìn rõ bản năng của mình. Nếu có gì xấu, họ ghi nhớ để loại bỏ; nếu là cái tốt, họ cần tiếp tục gìn giữ. Hổ Độ Lượng có thể là tên của một người tính tình hẹp hòi mà Hội đồng Rừng muốn họ sửa đổi.
- Đặt tên Rừng là một dịp thử thách, không phải là cơ hội hành hạ (*).
- Đặt tên Rừng có nghía là chọn tên một con vật sống ở Rừng đặt cho người: nên tránh những con vật chỉ sống dưới biển.
- Đặt tên Rừng là một trò chơi nhiều phẩm chất. Một Hội đồng Rừng không nên đặt tên cho quá nhiều người cho một đêm.Trong những trại lớn, nhiều người xin nên lập nhiều Hội Đồng Rừng.
- Những người tham gia việc đặt tên Rừng, nên có danh sách tên Rừng dùng làm gợi ý.(**)
- Đặt tên Rừng là một trò chơi. Việc lấy tên Rừng không phải là một điều kiện để làm Trưởng hay làm Tráng sinh.
- Tên Rừng không phải chỉ diễn tả con người được đặt tên mà còn tiêu biểu cho Hội đồng Rừng nữa. Thí dụ: Cù Lần Thô Tục có thể là tên Rừng được đặt ra bởi một số người không thấu đáo cái tinh túy của trò chơi Hướng Đạo. Một Hội Đồng Rừng chỉ thực sự thành công nếu nắm vững được ý thức giáo dục quan tâm đến sự an toàn về thể chất cũng như tinh thần của kẻ xin nhập Rừng và làm cho họ sống mãi với điều mà Hội Đồng Rừng kỳ vọng.
(Trích Thủ Bàn Trưởng và Tráng Sinh)
*) Dẫn người khác chạy mà vẫn
giữ được ly nước không đổ có thế là thử thách. Cầm gậy đánh người khác chạy đổ
cả ly nước không đầy là hành hạ.
** ) Xin xem “Rừng Việt-Nam".
Giúp-ích. Bộ 3. SỐ 9. 1998.
p.o. BOX 1155, Roslyn, PA
19001-9155. USA
Dấn Thân 1 trang 39-40
Gấu Tận Tụy sưu tầm
Thái Thuần đánh máy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét