Riêng tặng Cáo Lãng-Tử để kỷ niệm
buổi hội ngộ tại Amsterdam vào mùa Xuân vừa qua.
Mèo Siêng Năng Nguyễn Quốc Khải
Tôi nhớ mang máng rằng sau khi lấy
bằng hạng nhì được một thời gian khá lâu tôi và một vài thiếu sinh được anh thiếu-trưởng
tổ chức một Hội Đồng Rừng (H.Đ.R.) để đặt tên rừng cho chúng tôi trong một dịp
đi cắm trại tại Thủ-Đức. Lúc đó tôi quan niệm một cách rất giản dị là anh em ở
lâu trong đoàn và các huynh-trưởng đều có tên rừng, nên tôi cũng muốn có tên rừng
chứ không đặt vấn đề có nên hay không nên lấy tên rừng.
Tôi còn nhớ một số bạn
bè và huynh-trưởng có những tên rừng rất hay như Báo Trầm Ngâm, Bò Lém, Cò Đồng
Xanh, Công Bền-Chí.Đại Thử Yêu Đời, Gà Hùng-Biện,
Hoàng-Anh Thân-Thiện (1), Hoảng Láu, Lạc-Đà Từ-Tốn, Ngựa Thủng-Thỉnh,
Nai Nhiệt-Thành, Sếu Đạo-Mạo, Sói Nhìn Xa, Sơn Ca Phiêu-Lưu. Sư Tử Đảm- Đương,
Thiên-Nga Tạo-Tác, Trâu Nước, Voi Cần Mẩn, v.v. Đọc lại những tên rừng này tôi
hình dung được dễ dàng vóc dáng và tính tình độc đáo của một số bạn bè và huynh
trưởng cũ. Tục lệ đặt tên rừng mang lại cho tôi một kỷ niệm đẹp và ghi lại
trong tôi một ấn tượng êm đềm khó quên.
Ngày xưa các thanh thiếu niên thuộc
một số bộ lạc ở bên Phi Châu phải vào sống trong rừng một thời gian, tự tìm kiếm
lấy thức ăn, bảo tồn sinh mạng chống lại thú dữ và thời tiết hiểm nghèo. Cho tới
khi vết sơn trên da thịt phai mờ đi hết nếu còn sống sót qua giai đoạn thử
thách này, người thanh-niên mới được phép trở về làng và được dân làng đón tiếp
long-trọng. Một số bộ lạc khác ở trong vùng Thái Bình Dương đòi hỏi người
thanh-niên phải tự làm một con thuyền nhỏ rồi qua sống tại một hoang đảo trong
một thời gian, cho tới khi nào thu thập được đủ một số răng của cá mập, heo rừng,
hoặc các con thú khác mới được trở về và mới được phép lập gia- đình. Giống người
Eskimo thuần nhất hơn mặc dù họ sống rải rác từ vùng Đông Bắc Tây Ba Lợi Á, qua
Alaska đến vùng Greenland. Theo người Eskimo, ba phần quan trọng của con người
là tên, thân xác và linh hồn. Tuy nhiên. cũng như dân Phi-Châu và Polynesian,
việc đặt tên không là một tục lệ quan trọng. Đến năm 14 tuổi, một em trai
Eskimo sau khi học kinh nghiệm của người cha. Chỉ phải trải qua một thử thách
đơn giản là cố săn được một con hải cẩu đầu tiên cho gia-đình (2).
Các bộ lạc dân da đỏ trên lục địa
Mỹ-Châu có những tục lệ để thử thách các thanh-niên. Tuy nhiên những tục lệ này
về hình thức cũng như ý nghĩa có phần khác với tục lệ cùa các bộ lạc Phi- Châu
và Polynesian. Người dân da đỏ có một điểm đặc biệt giống như việc đặt tên rừng
của H.Đ. là họ cũng dùng những con vật đó đặt tên cho con cháu. Chúng ta thấy
trong các sách nói về giống dân da đỏ có những tên như Running Deer, Dancing
Wolf, Crazy Horse, and Sitting Bull (3), v.v. Những người Sioux khác
nổi tiếng có tên trong lịch sử Hoa-Kỳ như Swift Bear. Black Crown, Hollow Horn
Bear. Theo tục lệ của người dân Sioux (4) cha mẹ, ông bà, cô chú lựa
chọn một sự kiện nào đó có liên quan đến gia-đình để đặt tên cho con cháu. Thí
dụ người cha đặt tên cho con trai là Spotted Horse vì có lần ông bắt được nhiều
ngựa có đốm (5). Con cái da đỏ sẽ giữ suốt đời tên do cha mẹ hoặc bà
con thân thuộc đặt cho từ khi lọt lòng. Tuy nhiên, khi lớn lên người con trai
phải tự thử thách lấy mình để đoạt lấy một cái tên chính thức cho chính mình.
Trong khi lâm chiến với một bộ lạc Pawnees. Spotted Horse vứt hết võ khí của
mình đi chỉ cầm một cây giáo, phóng ngựa thẳng tới sát quân địch rồi dùng cây
giáo đụng nhẹ vào địch thủ, sau đó phóng ngựa trở lui. Dù bị trúng tên và bị
thương nặng, Spotted Horse tiếp tục chiến đấu và sau đó được đặt tên là
Standing Bear vì gấu là một con vật can đảm, luôn luôn đứng thẳng để chiến đấu.
Standing Bear đặt tên cho một người con trai là Plenty Kill vì trong đời đã giết
được nhiều kẻ thù. Khi lớn lên Plenty Kill không còn phải chứng kiến cảnh chém
giết nhau giữa các bộ lạc da đỏ hoặc với người da trắng nữa. Sau một thời gian
đi xa học với chung với các trẻ em da trắng, và khi trở về bộ lạc cũ của mình.
Plenty Kill được bộ lạc họp hội đồng và đặt tên cho là Chief Standing Bear và
có tên Mỹ là Luther Standing Bear và là tác giả của nhiều cuốn sách viết về
phong-tục tập quán của người da đỏ.
Tôi không biết rõ tục lệ ĐẶT TÊN
RỪNG trong Hướng-Đạo bắt nguồn từ đâu và có từ bao giờ. Nhưng thử thách lấy tên
rừng trong H.Đ. một phần nào mang một ý nghĩ tương tự với tục lệ vừa mô tả trên
của một số bộ lạc Phi-Châu, Polynesian và người Da Đỏ. Tôi còn nhớ tục lệ lấy tên
rừng là một thử thách nặng về tinh thần hơn như đo lường lòng can đảm, tài tháo
vát, óc nhận xét, sự nhanh nhẹn mà không có sự thi thố về sức chịu đựng thể
xác. Hình thức của sự thử thách không quan trọng bằng ý nghĩa của sự thử thách.
Kết quả của cuộc thử thách không quan trọng bằng sự cố gắng và ý chí của người
bị thử thách. Các tục lệ kể trên của các bô lạc Phi-Châu, Polynesian và Da Đỏ
không hề mang tính cách huấn nhục như tại các quân trường. Các tân binh học
cách tuân theo mệnh lệnh của cấp trên. Tục lệ của các bộ-lạc Phi-Châu, Polynesian
và Da Đỏ vừa kể trên cũng hiển nhiên không mang tính chất đàn áp tinh thần hay
chà đạp nhân vị của con người. Tương tự như vậy, tục lệ ĐẶT TÊN RỪNG trong Hướng-Đạo
không đòi hỏi con thú muốn gia nhập rừng phải bị đe dọa về thể xác và bị đàn áp
về mặt tinh thần. Hơn nữa, khác với các tục lệ của các bộ lạc Phi-Châu, Polynesian,
và Da Đỏ, các em H.Đ.S. và các trưởng không bị bắt buộc phải lấy tên rừng.
"Hướng-đạo là một trò chơi có mục đích” (6). Tục lệ đặt tên rừng
là một phần của trò chơi hướng-đạo, một trò chơi có mục đích giáo- dục.
Tuy nhiên, trên thực tế đã xẩy ra
những trường hợp lạm dụng trong công-tác huấn luyện của một số quân trường.
Thay vì huấn luyện tân binh gia tăng sức chịu đựng về thể xác, thi hành mệnh lệnh
của Cấp chỉ huy, quen với kỷ luật quân đội. Một số sĩ quan cán bộ đã hành hạ thể
xác, đầy đọa tinh thần người tân binh. Trong một số trường hợp, việc tiến hành
tục lệ lấy tên rừng trong một số đơn vị H.Đ. đã không theo đúng với nguyên lý của
tục lệ lấy tên rừng. Một trường mà tôi được gặp tại trại Huấn-Luyện Tùng-Nguyên
III đã có một nhận xét là chị bị hành hạ quá sức khi lấy tên rừng tại trại Thẳng-Tiến
V, khác hẳn với lệ lấy tên rừng tại trại Tùng-Nguyên III mà chỉ là một thành
viên của H.Đ.R. và lần đầu tiên được thử thách dân rừng mới. Một trưởng khác không
muốn trở thành một dân rừng vì đã nghe nói nhiều điều ghê sợ về tục lệ lấy tên
rừng, dù tôi khuyến khích cách mấy, nói ngon nói ngọt cũng không được, dùng uy
quyền của một bảo huynh để cố lay chuyển được lòng dạ cùa trưởng này cũng không
xong.
Sai lầm trong việc tiến hành thủ
tục lấy tên rừng có thể tránh được. Chúng ta chỉ cần một vài trưởng kỳ cựu thông
thạo về tục lệ đặt tên rừng soạn thảo ra những điều nên và không nên làm trong
buổi lễ lấy tên rừng. Tài liệu không nên quá hai trang giấy bao gồm cả việc hướng
dẫn sự lựa chọn Chúa Sơn Lâm, địa điểm và thời gian hành lễ. Tài liệu cũng nên
đề cập đến một vài điểm tế nhị như khi có các em hoặc trưởng nam và nữ xin lấy
tên rừng trong cùng một H.Đ.R. , các em bị tật nguyền nén được thử thách đặc biệt
ra sao. Cáo Lãng-Từ Bùi-Năng-Phán trình
bầy một vài điểm then chốt liên quan đến việc tổ chức lễ đặt tên rừng (còn gọi
là lễ nhập rừng) được tóm tắt như sau:
1. H.Đ.R. phải ít nhất có ba con thú;
2. Chúa Sơn Lâm phải là một con thú có 4 chân thâm niên nhất;
3. Thú dẫn đường phải có nhiều kinh nghiệm và thường thường am hiểu tính tình, sở trường và sở đoản của thú muốn nhập rừng;
4. Lễ đặt tên rừng thường được tổ chức ở một nơi kín đáo không ai biết vào khoảng nửa đêm.
Tôi còn nhớ hồi còn sinh hoạt
H.Đ. ở Việt-Nam, cấp đội trong một đoàn thiếu cũng được phép tổ chức H.Đ.R. để
đặt tên rừng cho các đội sinh. Tôi thấy không nên làm như vậy. Chỉ nên lập
H.Đ.R. ở cấp đoàn trở lên mà thôi. Các em đội trưởng chưa thể nắm vững nguyên
lý của tục lệ lấy tên rừng được.
Việc lựa chọn một con thú để đặt
tên cũng khá tế nhị. Thông thường không nên dùng những con vật xấu xí như heo
(lợn), khỉ, đười ươi. Rắn hổ mang, v.v. để đặt tên. Sư tử có thể dùng để đặt tên
được, nhưng nếu ghép thêm địa danh Hà-Đông vào lại không ổn.
Tương tự như vậy, hùm (hổ) là một tên rất tốt, nhưng Hùm Sám Cai-Lậy lại hỏng bét. H.Đ.R. thường lựa chọn con vật phản ảnh vóc dáng và đôi khi cả tính tình của người xin lấy tên rừng. Báo Khiêm-Tốn Lê-Ngọc Bừu(8) phân tách tỉ mỉ cách đặt tên rừng của H.Đ. qua nhân tướng học. Khoa học này nhìn con người qua ba khía cạnh: hình tướng, sắc tướng và khí tướng.
Tương tự như vậy, hùm (hổ) là một tên rất tốt, nhưng Hùm Sám Cai-Lậy lại hỏng bét. H.Đ.R. thường lựa chọn con vật phản ảnh vóc dáng và đôi khi cả tính tình của người xin lấy tên rừng. Báo Khiêm-Tốn Lê-Ngọc Bừu(8) phân tách tỉ mỉ cách đặt tên rừng của H.Đ. qua nhân tướng học. Khoa học này nhìn con người qua ba khía cạnh: hình tướng, sắc tướng và khí tướng.
Chúng ta không biết lý do khiến
cho nhiều hội H.Đ. trên thế-giới không có hoặc đã bỏ tục lệ này. Nhưng theo ý
tôi, tục lệ đặt tên rừng rất hay và chúng ta nên duy trì nó. Các em thiếu sinh
lấy rừng làm bối cảnh sinh hoạt. Các đội mang tên một con vật (hổ,báo, voi,
hươu, nai, sóc, hoàng anh, thiên nga, họa mi, v.v.) nhắc nhở các cm thiếu sinh
đời sống thiên nhiên. Con người cũng chỉ là một sinh vật trên trái đất. Chúng
ta có bổn phận bảo vệ môi sinh và sự sống còn của các sinh vật khác. Tục lệ đặt
tên rừng thể hiện sắc thái yêu thiên nhiên của phong-trào H.Đ.
Tính từ đi kèm tên thú thường nhấn
mạnh về tính nết đặc biệt hoặc cũng có thể để khuyến khích em H.Đ.S. đó phát
triển một tính tốt mà em chưa có. Chúng ta ít hay nhiều ai cũng những thói hư tật
xấu. Nhưng chúng ta chỉ lấy cái hay cái đẹp của các em H.Đ.S. để đặt tên rừng
cho các em mà thôi. Trong một ít trường hợp, cái xấu được gói ghém trong tên rừng
một cách rất khéo léo cốt để chọc ghẹo cho vui chứ không có chủ đích châm biếm.
Con rùa là hình ảnh của sự chậm chạp nhưng cũng là biểu tượng của sự phục vụ và
trường tồn. Con công tượng trưng cho sự đẹp đẽ huy hoàng mà chúng ta thường thấy
khác trong các đền đài và cung điện. Nhưng con công cũng là biểu tượng cho sự đài
các và khoe khoang. Đọc hết cuốn niên-giám H.Đ.V.N. 1997(9), tôi chỉ
tìm được một vài tên rừng có vẻ bộc lộ phần xấu nhưng lại dễ thương của con thú
như Báo Hung Hãn. Công Khoe Khoang, Chuột Lí Lắc. Chúng ta cũng thấy chó sói được
dùng rất nhiều để đặt tên rừng: Sói Kiên-Trì (Võ-thiện-Toàn), Sói Nhìn Xa (Nguyễn-Văn-Khuy),
Sói Cười (Đinh-Xuân- Phức), Sói Bền Chí (Trịnh-Văn-Toàn). Sói Trầm- Lặng
(Mai-Ngọc-Liệu) v.v. Tuy nhiên con chó lại không đươc Rừng Việt-Nam chấp nhận.
Chó là biểu tượng cho sự trung-thành theo cả hai văn hóa âu á. Con chó là
"man's best friend” trong xã hội tây phương và đông phương. Chó giúp giữ
nhà, hướng dẫn người mù lòa, kiếm người bị chôn vùi trong tuyết, tìm kiếm chất
nổ, các loại ma tuý. Nhưng văn hóa Việt-Nam không coi trọng con chó. Khi chửi bới
nhau, người ta hay gọi nhau là đồ chó má , đồ chó đẻ hay là đồ quân khuyển (!).
Tục ngữ Việt-Nam có câu "chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng". Theo
câu này, chó bị chê bai là hèn. Xă hội Việt-Nam kính trọng người quân tử anh
hùng.
Tôi có một
anh bạn có tên rừng là Trâu Nước vì da anh đen nháy, khỏe mạnh như con trâu và
anh lại thích bơi lội. Còn anh Ngựa Thủng Thỉnh có thân hình tương đối không mập
như con gấu, không gầy như con sếu, thường thường làm việc và ăn nói rất từ tốn.
Anh có võ nên tự tin và luôn luôn bình tĩnh. Khi cần thiết anh có tài chạy nước
rút và khi nào vui anh hay vừa hát vừa múa bài Ngựa Phi Đường Xa của nhạc sĩ
Pham Đình Chương. Còn thân hình của anh Đà Điểu Đạo Mạo thì gầy và cao. Đôi
kính cận của anh lại càng làm cho anh trông đạo mạo hơn lên. Anh thuộc hết các
triết lý của của các triết gia Trung- Hoa nổi tiếng như Khổng Từ, Lão Tử, Trang
Tử. Anh thuộc hết các chuyện cổ trong văn chương Việt Nam và Trung-Hoa như Đoạn
Trường Tân Thanh, Tam Quốc Chí, Tây Du Ký, Đông Châu Liệt Quốc. V.V.. Anh có
tài luận cổ chí kim, so sánh tình đời với các mẩu chuyện trong sử và các truyền
thuyết. Anh em trong đội vừa sợ vừa nể anh. Bẳng một thời gian khá lâu, tôi mới
được nhận được thiệp cưới báo tin anh lấy vợ. Anh hãnh diện lấy được cô vợ trẻ
hơn mình 20 tuổi và "em hiền như ma soeur" vì nàng có một thời gian
tu trong một chủng-viện như trong truyện phim the Sounds of Music do Julie
Andrew đóng vai chính. Tôi rất mừng cho bạn. Cách đây không lâu, tôi gọi anh để
mời tham dự trại họp bạn Thẳng- Tiến, anh báo tin vợ chồng anh ly dị đã được ba
năm. Từ một Lão Tử qua bao nhiêu biến đổi trong cuộc sống và hoàn cảnh của đất
nước, anh đã trở thành một Lãng Tử, khiến người vợ hiền không cảm thông được với
ông chồng quen thói phiêu bạt giang hồ. Qua điện thoại, anh giảng cho tôi về số
mạng con người. Giọng anh trách móc vì nghe thấy tiếng thở dài của tôi. Nhưng
anh đồng ý với tôi là ước gì anh gặp nàng từ ngày anh vẫn còn là một con Đà Điểu
Đạo Mạo.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1. Hoàng-Oanh
Thân-Thiện Cao-Thị-Minh- Phượng, "Đặc-San Giúp-ích", Roslyn, Penn-
sylvania, 1996.
2. Mary
Bringle, "Eskimos" Frankỉin Watts, ínc, Neyv York, 1973.
3. Theo Compton Encyclopedia, 1995, Crazy Horse và Sitting Buli là tù trưởng cùa bộ
Lạc Oglala Sioux và Hunkpapa Sioux, cả hai sinh sống trong vùng tiểu bang North
và South Dakota, Hoa-Kỳ vào khoảng giữa thể kỷ 19.
4. Luther
Sianding Bear, "My Indian Bovhood", University of Nebraska Press,
Lincoln and London, 1988.
5. Theo
Bruce E. Johansen and Donald A. Grỉnde, Jr. trong cuốn sách Encyclopedia of
Nativc American Biography, do Henry Hơlt and Company xuất bản tại New York,
1997, cha mẹ thường lấy tên của ông bà đặt tên cho con cái theo tục lệ cùa một
số bộ lạc da đỏ khác.
6. Robert Baden-Povvell,
"Scouting is a game with purpose"
7. Cáo Lãng Từ Bùi-Năng-Phán.
"Đường (Thư Gửi Anh Tráng-Sinh)", Hướng-Đạo Việt-Nam tại Gia-Nã-Đại,
Ontario, 1988.
Báo Khiêm-Tốn Lê-Ngọc Bưu.
"Nhân Vật Rừng Qua Nhân Tướng Học". Đặc San Trưởng số 8. Hoa-Thịnh-Đốn,1996.
Nai Nhiệt-Thành Lê-Bá-Tâm, Hướng-Đạo
Việt-Nam - Niên-Giám 1997". Printer" Eair. Inc., Florida 1997.
p.o. BOX 1155. Roslyn. PA
19001-9155, USA
DẤN THÂN SÔ 1
Trang 36-38
Gấu Tận Tụy sưu tầm
Thái Thuần đánh máy
(Blog: Mèo Siêng năng Nguyễn Quốc Khải)
(Blog: Mèo Siêng năng Nguyễn Quốc Khải)
Góp ý chân thành cùng Tác giả bài viết trên:
Trả lờiXóaTập quán hay trò chơi khác với LỄ
Có thể là LỄ đặt tên rừng của Bộ tộc thiểu số trên thế giới. Mhưng chỉ là TRÒ CHƠI của PTHĐ nói chung và PTHĐVN nói riêng.
Cảm ơn Anh Mèo Siêng Năng.Btt Anh
BáoĐaĐa